Bài viết về DIGIMAP

Bài viết nổi bật blog Dành cho doanh nghiệp

Tìm hiểu về số hóa bản đồ trong 1 bài viết

Số hóa bản đồ đang được các chuyên gia dự đoán sẽ trở thành xu hướng không thể thiếu trong tương lại. Trên thế giới, các công tác về số hóa bản đồ đã và đang nhận được nhiều phản hồi tích cực của cả người dùng lẫn nhà phát triển. Vậy ở Việt Nam, công tác về số hóa bản đồ sẽ diễn ra như thế nào?

Trước khi bản đồ được số hóa thì chúng ta vẫn thường dùng bản đồ truyền thống chính là những bản đồ giấy. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thế giới, các tòa nhà ngày càng được xây dựng phức tạp hơn. Rất nhiều vấn đề, thông tin cần phải được hiển thị trên bản đồ, bản đồ giấy lại không thể hiện được. 

Cùng Digimap đi tìm câu trả lời cho câu hỏi số hóa bản đồ là gì và tính cấp thiết của số hóa bản đồ trong đời sống hiện nay. 

Tìm hiểu chi tiết về số hóa bản đồ

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, quá trình số hóa bản đồ ngày nay đã trở nên phổ biến và tiên tiến hơn. Công nghệ quét bản đồ và hình ảnh vệ tinh đã tiến bộ đáng kể, cho phép số hóa nhanh chóng và chính xác hơn.

Định nghĩa và mục đích của số hóa bản đồ

Khái niệm về số hóa bản đồ

Bản đồ số  (Digital maps) thường được gọi là Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Đây là công cụ dựa trên công nghệ hiện đại được thiết kế để thể hiện thông tin địa lý hoặc không gian địa lý bằng kỹ thuật số. Các không gian địa lý này có thể bao gồm dữ liệu liên quan đến địa hình, tên địa điểm, tuyến đường, khu dân cư,… 

Số hóa bản đồ (bản đồ số) là quá trình chuyển đổi thông tin từ bản đồ truyền thống (trên giấy hoặc các phương tiện khác) thành dạng điện tử. Số hóa bản đồ cung cấp khả năng tạo ra bản đồ tương tác, cập nhật dữ liệu nhanh chóng và tăng tính chính xác và độ tin cậy của thông tin địa lý.

Số hóa bản đồ
Số hóa bản đồ là quá trình chuyển đổi thông tin từ bản đồ truyền thống thành dạng điện tử

Các bộ dữ liệu kỹ thuật số này thường được lưu trữ và truy cập thông qua nhiều phương tiện lưu trữ khác nhau. Đó có thể là đĩa CD, đĩa từ, ổ cứng và thiết bị lưu trữ USB. Trong 1 bản đồ số sẽ thường có các thành phần như thiết bị ghi dữ liệu, máy tính, các thông tin về cơ sở dữ liệu hay công cụ hiển thị bản đồ.

Mục đích của bản đồ số

Bản đồ kỹ thuật số thường được tạo bằng cách thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Thông thường là các thông tin thu thập từ hình ảnh vệ tinh, thông tin địa lý do chính quyền cung cấp hoặc bản đồ có sẵn.

Dữ liệu này sau đó được xử lý và sắp xếp tỉ mỉ để tạo ra các bản đồ kỹ thuật số, thường được cung cấp trên các nền tảng trực tuyến hoặc thông qua phần mềm địa lý chuyên dụng.

Mục đích chính của số hóa bản đồ là tạo ra một phiên bản điện tử của bản đồ, cho phép lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu địa lý trên máy tính.

Quá trình chuyển đổi từ bản đồ truyền thống thành dữ liệu số

Quá trình chuyển đổi từ bản đồ truyền thống thành dữ liệu số là một quy trình quan trọng trong việc tiến hành số hóa thông tin địa lý. Thay vì chỉ dựa trên bản đồ giấy truyền thống, dữ liệu số hóa mang lại những lợi ích to lớn bằng cách biến đổi bản đồ thành dạng dữ liệu điện tử.

Từ đó, mở ra khả năng khai thác, chia sẻ và phân tích thông tin địa lý một cách tiện lợi và hiệu quả hơn. 

Quy trình chuyển đổi từ bản đồ truyền thống sang dữ liệu số gồm có 3 bước, như sau:

Bước 1: Thu thập dữ liệu địa lý 

Dữ liệu địa lý được thu thập từ các nguồn khác nhau như quét bản đồ, hình ảnh vệ tinh, radar, laser và các công nghệ khác. Quá trình này nhằm thu thập thông tin về các yếu tố địa lý trên bản đồ như đường đi, biên giới, địa hình, sông suối, công trình xây dựng và các đối tượng khác.

Bước 2: Xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được

Dữ liệu thu thập được cần được xử lý và phân tích để tạo ra các lớp dữ liệu địa lý. Quá trình này bao gồm việc áp dụng các thuật toán và phương pháp phân tích địa lý để tạo ra dữ liệu số chính xác và hợp lý.

Bước 3: Lưu trữ và quản lý dữ liệu

Dữ liệu số sau khi được xử lý được lưu trữ và quản lý trong các hệ thống dữ liệu địa lý. Điều này đảm bảo tính nhất quán, truy cập dễ dàng và quản lý hiệu quả của dữ liệu địa lý.

Sau khi hoàn thành quá trình số hóa\, dữ liệu bản đồ số có thể được lưu trữ và quản lý trong hệ thống máy tính hoặc các cơ sở dữ liệu địa lý. Điều này cho phép dễ dàng truy cập, chia sẻ và tích hợp dữ liệu địa lý trong các hệ thống thông tin địa lý và ứng dụng khác nhau.

Các công nghệ và phần mềm được sử dụng trong quá trình số hóa bản đồ

Quá trình số hóa bản đồ sử dụng các công nghệ và phần mềm đặc biệt để thực hiện các bước trên. Các công nghệ như quét bản đồ, hình ảnh vệ tinh, radar, laser và các công nghệ đo lường khác được sử dụng để thu thập dữ liệu địa lý.

Các phần mềm GIS (Hệ thống thông tin địa lý) được sử dụng để xử lý, phân tích và quản lý dữ liệu địa lý. Ngoài ra, các công nghệ liên quan đến định vị toàn cầu (GPS) và ứng dụng di động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc số hóa bản đồ.

Số hóa bản đồ
Các phần mềm GIS được sử dụng để xử lý, phân tích và quản lý dữ liệu địa lý.

Tìm hiểu quy trình số hóa bản đồ

Hiện nay, số hóa bản đồ đã trở thành một quy trình quan trọng trong việc tạo ra và quản lý thông tin địa lý. Nó có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như quản lý đô thị, quản lý tài nguyên, công nghệ địa lý và địa chất, du lịch và nhiều lĩnh vực khác.

Thu thập dữ liệu địa lý

Thu thập dữ liệu địa lý là quá trình tập hợp thông tin về các yếu tố địa lý của một khu vực nhất định. Dữ liệu địa lý cung cấp thông tin về vị trí, hình dạng, đặc điểm của không gian đóng vai trò quan trọng trong quy trình số hóa bản đồ.

  • Quét bản đồ: Sử dụng các công nghệ quét như LiDAR (Laser Imaging Detection and Ranging) hoặc RADAR (Radio Detection and Ranging) để thu thập thông tin địa hình và đối tượng trên bản đồ.
  • Hình ảnh vệ tinh: Sử dụng hình ảnh chụp từ vệ tinh hoặc máy bay không người lái (drone) để thu thập thông tin địa lý.
  • Đo đạc GPS: Sử dụng thiết bị định vị toàn cầu (GPS) để thu thập thông tin về vị trí địa lý.
  • Các nguồn dữ liệu có sẵn: Sử dụng các nguồn dữ liệu địa lý có sẵn như cơ sở dữ liệu chính phủ, bản đồ kỹ thuật, bản đồ điện tử, và các nguồn dữ liệu công cộng khác.

Tóm lại, thu thập dữ liệu địa lý là một quá trình quan trọng để hiểu và khai thác thông tin. Bằng cách sử dụng các công nghệ và phương pháp hiện đại, chúng ta có thể thu thập dữ liệu địa lý chính xác và chi tiết, tạo ra những kiến thức và thông tin cần thiết để đáp ứng các yêu cầu và thách thức của thế giới hiện đại.

Thu thập dữ liệu địa lý
Thu thập dữ liệu địa lý

Xử lý và lưu trữ dữ liệu

Quá trình xử lý dữ liệu bao gồm các hoạt động như thu thập, kiểm tra, sắp xếp, lọc và biến đổi dữ liệu để chuyển đổi nó từ dạng gốc thành dạng có ý nghĩa và sử dụng được. 

  • Tiền xử lý dữ liệu: Dữ liệu thu thập được từ các phương pháp khác nhau cần được tiền xử lý để loại bỏ nhiễu, căn chỉnh độ chính xác và chuẩn hóa định dạng. Tạo lớp dữ liệu địa lý: Dữ liệu thu thập được được chia thành các lớp dữ liệu địa lý như đường giao thông, sông suối, rừng, giải trí, công trình xây dựng và các đối tượng khác. Mỗi lớp địa lý chứa thông tin chi tiết về đối tượng tương ứng.
  • Gắn kết dữ liệu: Khi có nhiều nguồn dữ liệu địa lý khác nhau, quá trình gắn kết dữ liệu được thực hiện để kết hợp thông tin từ các nguồn khác nhau và tạo ra một bản đồ đồng nhất và đầy đủ.
  • Hệ thống lưu trữ dữ liệu địa lý: Dữ liệu số hóa bản đồ được lưu trữ trong các hệ thống quản lý dữ liệu địa lý như cơ sở dữ liệu địa lý (Geographic Information System – GIS). Các hệ thống này cho phép lưu trữ, truy xuất và quản lý dữ liệu địa lý một cách hiệu quả.
  • Quản lý dữ liệu: Quản lý dữ liệu địa lý bao gồm việc xác định quyền truy cập, bảo mật dữ liệu và duy trì tính nhất quán của dữ liệu. Các biện pháp bảo mật dữ liệu như mã hóa, xác thực và kiểm soát truy cập được áp dụng để đảm bảo an toàn cho dữ liệu địa lý.

Quá trình xử lý và lưu trữ dữ liệu không chỉ đảm bảo tính toàn vẹn, khả năng truy cập và bảo mật của thông tin mà còn tạo ra một cơ sở dữ liệu có hệ thống và linh hoạt để hỗ trợ các hoạt động quản lý, phân tích và ứng dụng dữ liệu. Điều này giúp tăng cường khả năng ra quyết định, tối ưu hóa hiệu suất và sáng tạo trong việc sử dụng thông tin dữ liệu để đạt được mục tiêu kinh doanh và xã hội.

Lợi ích của số hóa bản đồ

Số hóa bản đồ mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc quản lý thông tin địa lý và cung cấp dịch vụ hữu ích cho người dùng. Dưới đây là các lợi ích chính của số hóa bản đồ:

Cập nhật dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng

Dễ dàng quản lý và truy cập: Số hóa bản đồ cho phép lưu trữ và quản lý dữ liệu địa lý một cách dễ dàng và tiện lợi. Thay vì phải làm việc với bản đồ giấy truyền thống, dữ liệu số hóa có thể được lưu trữ trong hệ thống máy tính và truy cập bất cứ khi nào cần thiết. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin và quản lý dữ liệu.

Tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn

Số hóa bản đồ cho phép tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như hệ thống GPS, hệ thống thông tin quốc gia, dữ liệu địa lý từ các tổ chức chính phủ, công ty và cộng đồng. Điều này tạo ra một nguồn thông tin địa lý phong phú và đa dạng, cung cấp cái nhìn toàn diện về một khu vực cụ thể.

Tăng cường khả năng phân tích và dự báo

Số hóa bản đồ cung cấp cơ sở dữ liệu địa lý cho các phân tích và dự báo trong nhiều lĩnh vực. Các công cụ phân tích địa lý có thể được áp dụng để đánh giá hiệu quả hạ tầng, dự báo thảm họa, phân tích tác động môi trường và các nghiên cứu khác. Điều này giúp người quản lý và nhà nghiên cứu có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình và xu hướng trong một khu vực cụ thể.

Hỗ trợ quy hoạch và ra quyết định

Số hóa bản đồ cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ quy hoạch và ra quyết định trong nhiều lĩnh vực. Quản lý đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên tự nhiên, quản lý hạ tầng và các lĩnh vực khác có thể sử dụng dữ liệu địa lý số hóa để đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả.

Cải thiện dịch vụ công và tiện ích đô thị

Số hóa bản đồ cung cấp cơ sở dữ liệu địa lý cho các dịch vụ công và tiện ích đô thị. Với dữ liệu số hóa , các dịch vụ công như giao thông, quản lý chất thải, cung cấp nước, quản lý điện và các dịch vụ khác có thể được cải thiện. 

Ví dụ, thông qua việc ánh xạ dữ liệu địa lý lên bản đồ số, người dân có thể theo dõi lịch trình và tình trạng giao thông, tìm kiếm các điểm dừng xe buýt, tìm kiếm điểm tiếp nhận chất thải gần nhất hoặc tra cứu tình trạng mạng lưới điện. Điều này giúp tối ưu hóa việc sử dụng dịch vụ và cải thiện chất lượng sống của người dân.

Tính cấp thiết của việc ứng dụng bản đồ số là gì?

Trước khi bản đồ được số hóa thì chúng ta vẫn thường dùng bản đồ truyền thống chính là những bản đồ giấy. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thế giới, các tòa nhà ngày càng được xây dựng phức tạp hơn. Rất nhiều vấn đề, thông tin cần phải được hiển thị trên bản đồ thì bản đồ giấy lại không thể hiện được. 

Cùng xem qua một số thông tin chi tiết hơn về tính cấp thiết của việc ứng dụng bản đồ số trong bối cảnh hiện nay sau đây để rõ hơn về nội dung này. Bản đồ số ra đời với nhiều ưu điểm nổi bật so với bản đồ giấy

Tính cập nhật theo thời gian thực

Bản đồ giấy vốn không có khả năng cập nhật nhanh những điều chỉnh có trong tòa nhà. Nếu không gian có sự thay đổi thường xuyên mà không thay thế bằng bản đồ giấy mới thì bản đồ in giấy sẽ trở nên lỗi thời và có thể làm cho hoạt động cứu hộ sai lệch.

Khắc phục hoàn toàn yếu điểm này, bản đồ số ra đời giúp cập nhật thông tin tại địa điểm theo thời gian thực. Việc cập nhật liên tục và cho phép quyền truy cập khi cần thiết của lính cứu hỏa sẽ góp phần lớn vào điều hướng và phản ứng chính xác khi có sự cố. 

Thiếu tín hiệu GPS

Đây có thể được xem là hạn chế lớn nhất khi sử dụng bản đồ giấy hiện nay. Đối với các hoạt động cứu hộ sự cố thì không có tín hiệu GPS làm cho thời gian tìm kiếm địa điểm của lính cứu hỏa dài hơn. 

Và trong PCCC thì thời gian là yếu tố quan trọng hàng đầu, xác định phương án và triển khai cứu hộ càng nhanh càng tốt. Với yêu cầu cấp thiết này thì số hóa bản đồ ra đời với tín hiệu GPS được tích hợp sẵn với hệ thống định vị trong nhà. Từ đó, đưa ra được những thông tin chính xác về vị trí ngay cả khi tín hiệu GPS yếu. 

Tích hợp với các hệ thống khẩn cấp

Bản đồ số giúp tích hợp các thông tin với hệ thống khẩn cấp trong PCCC. Điều này giúp định hướng chính xác cho lính cứu hỏa khi có sự cố hỏa hoạn. Đồng thời, tích hợp với các hệ thống khẩn cấp giúp truyền thông tin và phản ứng với sự cố nhanh hơn. 

Lời kết

Số hóa bản đồ là một quá trình và bước đệm có vai trò quan trọng đối với xu hướng tích hợp quản lý hệ thống hiện đại. Cuối cùng, việc số hóa bản đồ cung cấp khả năng chia sẻ và truyền tải dữ liệu địa lý một cách nhanh chóng và tiện lợi, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào vật liệu giấy truyền thống.

Hy vọng những thông tin mà Digimap chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn số hóa bản đồ là gì. Liên hệ với Digimap ngay hôm nay nếu bạn muốn được tư vấn mọi vấn đề về hệ thống số hóa bản đồ. Việc ứng dụng cũng trở nên đơn giản và tối ưu chi phí hơn khi chọn trải nghiệm dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.